NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 85 NĂM THÀNH LẬP ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH (26/03/1931 - 26/03/2016)
Tác giả :

 “Nụ cười tươi, trò chuyện cởi mở, chia sẻ chân thành” là ấn tượng đầu tiên của tôi khi tiếp xúc với sinh viên Đỗ Ngọc Chương – cậu sinh viên tốt bụng với hành động “ nhặt được của rơi trả lại người đánh mất”. Anh sinh ra và lớn lên tại quê hương Bình Phước, gốc gia đình anh ở tận Quảng Ngãi. Gia đình có hai anh em và ba mẹ, tổng cộng là bốn người. Hiện nay anh đang trọ tại đường Đặng Văn Bi, quận Thủ Đức.

Gia đình anh cũng thuộc diện khó khăn nên từ nhỏ anh ấy đã phải phụ giúp bố mẹ làm việc để mưu sinh. Thế nhưng mười năm liền anh đều đạt danh hiệu học sinh giỏi, được học bổng của nhà trường. Hoàn cảnh khó khăn đã thôi thúc anh học tập và kết quả là anh đậu vào trường đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.Hồ Chí Minh. Anh sinh năm 1993 thế nhưng có lẽ cuộc sống vất vả buộc anh phải va chạm với đời sớm nên khi trò chuyện cùng anh tôi có cảm giác anh chững chạc hơn nhiều so với cái tuổi còn quá trẻ ấy . Ngọc Chưởng kể lại vào những năm đầu vào đại học, anh đã đi làm thêm rất nhiều công việc, như là làm bảo vệ, bốc vác, bưng bê trong các quán ăn, quán cà phê, phục vụ nhà hàng,... Có lần anh làm khuân vác, ông chủ bắt anh khiêng những bao tải rất nặng lỡ mà té chết, người ta giấu xác cũng không ai hay.  Vất vả là thế nhưng dường như anh chưa bao giờ lơ là học tập để vươn lên thoát nghèo.

Hiện tại anh đang bán hàng trên mạng. Anh chia sẻ với tôi rằng công việc này anh rất thích vì không những đem lại thu nhập giúp anh trang trải việc học mà còn cho anh nhiều kinh nghiệm quý báu. Số tiền anh làm mỗi tháng anh dành để mua những gì cần cho việc học tập. Tôi hỏi anh: ”vậy chứ anh có xin tiền nhà không, anh trả lời tất nhiên là có, làm thêm sinh viên sao đủ mọi chi phí, vẫn cần phải nhờ ba mẹ trợ cấp phần nào”. Khi giao tiếp với khách hàng anh đã trao dồi được những kỹ giao tiếp rất tốt cho một sinh viên sắp ra trường. Anh rất tiết kiệm trong mọi chi tiêu, và tôi nghĩ điều này rất hay mà chúng ta nên học tập. Đừng xài tiền phung phí vì thật sự chúng ta không hề làm ra tiền đó, mà là của ba mẹ chúng ta. Vì là sinh viên hệ sư phạm nên anh rất tâm lí, gặp việc gì cũng phải phân tích nguyên nhân, suy đoán về vấn đề đó.

Khi tôi hỏi về việc anh đã nhặt được bóp và trả lại chủ của nó, anh cho biết đây không biết là lần thứ mấy anh làm những việc này. Anh kể lại vào buổi chiều tan học, anh đang dọn tập sách ra về thì vô tình thấy một cái bóp trong hộc bàn. Anh liền mở ra xem thông tin của người mất bóp thì thấy một vài thẻ ngân hàng, giấy tờ tuỳ thân, thẻ sinh viên và một số tiền mặt khoảng 400000 đồng. Anh liền viết một mảnh giấy nhỏ để lại vì anh nghĩ người mất sẽ đến đây tìm, họ thấy mảnh giấy thì biết chỗ mất, không mất công tìm lung tung. Anh đem cái bóp xuống trung tâm tư vấn và hỗ trợ sinh viên để trả lại khổ chủ. Nhiều lần anh cũng nhặt thẻ sinh viên, thẻ xe và anh cũng trả lại. Khi tôi hỏi động lực nào, lí do nào khiến anh quyết định trả lại, anh cười và trả lời rằng anh đặt mình vào vị trí người bị mất để suy nghĩ, với lại điều đó đã ăn sâu trong tiềm thức của anh, từ ngày xưa nghe bà kể chuyện, từ bài học ở trường. Một số tiền khá lớn, nếu anh là người mất anh sẽ rất tiếc, vả lại anh nghĩ ba mẹ người ta làm vất vả gửi tiền cho con ăn học mà anh không trả thì anh có lỗi nhiều lắm. Anh còn cho biết nhiều lần làm ở quán, anh cũng nhặt được ví của khách hàng và anh cũng gửi chủ quán trả lại khách. Theo anh thì ở đời có cái luật gọi là nhân quả báo ứng, nên tốt nhất đừng làm việc xấu. “Khi nhìn thằng bé nhận lại cái bóp, mặt nó vui tôi cũng vui lắm” – anh cho biết. 

Cuối buổi trò chuyện tôi có nhờ anh chia sẻ những kinh nghiệm cho sinh viên. Anh bảo sinh viên phải năng động, phải sống cho xứng đáng với tuổi trẻ, vì thời gian đã qua sẽ không trở lại thêm lần nào nữa. Phải biết nắm bắt thời gian và phải chủ động. Học để có tấm bằng là một chuyện, ra trường có việc làm hay không là do chúng ta chứ đừng trách hoàn cảnh. Chúng ta phải tự biết trang bị những gì xã hội cần. Nên rèn kĩ năng mềm, kĩ năng giao tiếp và quan trọng không kém là ngoại ngữ. Theo anh thì sinh viên nên có một nghề tay trái cho riêng mình. Anh nói một câu rất hay mà tôi ghi nhớ mãi. Đó là con người đứng bằng hai chân mới trụ vững được, đứng một chân sẽ ngã đau. Chúng ta nên có thêm một số nghề lẻ để nuôi sống mình, chứ đừng phụ thuộc vào cái nghề mà chúng ta học ở trường, vậy mới là đứng vững trên hai chân.

Cuộc trò chuyện đã để lại trong tôi nhiều ấn tượng tốt về chàng trai Đỗ Ngọc Chương. Một chàng trai tràn đầy nhựa sống, năng động, vui vẻ, hoà đồng, suy nghĩ sâu sắc. Chúc anh thành công trên con đường mà anh đã chọn.

Hành động của Đỗ Ngọc Chương thật là quý trọng khi sống trong một xã hội mà nhiều người coi việc đút túi riêng đồ bị mất là việc đương nhiên. Bài học nhặt được của rơi trả lại người mất của Ngọc Chương xứng đáng để sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hố Chí Minh noi theo.

 Bài viết : Phạm Hải
Biên tập : Thùy Diễm
(Tổ Truyền thông Đoàn - Hội) 

Góp ý
Họ và tên: *  
Email: *  
Tiêu đề: *  
Mã xác nhận:
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper  
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
 *
     
                               
     
 
 

ĐƠN VỊ ĐỒNG HÀNH



Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên
Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
 Số 01, Võ Văn Ngân, phường Linh Chiểu, quận Thủ Đức
 Email:
+ Doantruong@hcmute.edu.vn (Đoàn Thanh niên)
+ Dhspkt@hoisinhvien.vn (Hội sinh viên)

Truy cập tháng: 1,868

Tổng truy cập:6,217